Vậy làm sao để ném bóng điêu luyện hơn?
Các bạn vào Cài đặt > Cài đặt chung > Trợ năng > bật AssistiveTouch lên.
Các bạn bấm vào Tạo Cử chỉ mới. Tại đây bạn hãy tưởng tượng có một chú pokémon đang ở giữa màn hình và thực hiện thao tác vuốt bóng xoáy như hình dưới để bắt nó, nhớ vuốt nhanh vì như thế bóng mới có đủ lực để bay. Sau đó các bạn Lưu cử chỉ này lại với tên Pokémon.
Bây giờ, khi chuẩn bị "tóm" một chú Pokémon nào đó, bạn chỉ cần canh Pokémon ngay giữa màn hình, bấm Home ảo > Tuỳ chỉnh > Pokemon. Một chấm đen sẽ hiện lên màn hình, bạn chỉ cần bấm vào Pokéball là máy sẽ tự động ném bóng để bắt Pokémon đó một cách cực nhanh chóng và chính xác.
Tháng 5, Asus đã cho ra mắt một sản phẩm Asus ZenPad Z8 dành riêng cho Verizon. Sản phẩm này có giá 149,99 USD với hợp đồng 2 năm hoặc nếu bỏ ra thêm 100 USD bạn sẽ sở hữu sản phẩm không có hợp đồng. Chiếc máy tính bảng này chạy chip Snapdragon 650 và sử dụng RAM 2GB.
Hôm nay, Asus lại đem đến cho làng công nghệ một chiếc máy tính bảng mới với nhiểm điểm giống với sản phẩm ZenPad Z8. Asus ZenPad 3 8.0 được trang bị màn hình LCD 7,9 inch, độ phân giải 1536 x 2048, chip Snapdragon 650. Con chip này sở hữu CPU 6 lõi tốc độ xung nhịp 1,8GHz và GPU Adreno 510. Tất cả những thông số này đều giống với chiếc ZenPad Z8. Điểm khác biệt lớn nhất so với chiếc tablet sản xuất riêng cho Verizon đó là ZenPad 3 8.0 có 2 model. Model RAM 2GB sẽ có bộ nhớ trong 16GB và phiên bản RAM 4GB sẽ có bộ nhớ trong 32GB. Nếu có nhu cầu sao lưu nhiều dữ liệu hơn, bạn sẽ có thể lựa chọn các loại thẻ nhớ microSD có dung lượng tối đa 128GB.
" alt=""/>Asus giới thiệu máy tính bảng ZenPad 3 8.0Hôm nay, ngày 24/5/2017, Bộ Tài chính tổ chức trực tuyến hội nghị Tin học Thống kê ngành Tài chính lần thứ V với chủ đề “Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp” nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê tài chính giai đoạn 2016 - 2020, qua đó góp phần xây dựng Bộ Tài chính điện tử được đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống tin học và thống kê ngành tài chính.
“Đến nay, CNTT đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như quản lý điều hành ngân sách nhà nước; quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công; quản lý giá, quản lý tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước....; cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành”, Bộ trưởng cho biết.
Để đảm bảo triển khai thành công ứng dụng CNTT trong ngành tài chính theo định hướng của Đảng và Chính phủ, tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính tập trung trao đổi, cung cấp thông tin, thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai vừa qua và cùng nhau bàn về các giải pháp cụ thể trong việc phối hợp triển khai ứng dụng CNTT trong thời gian tới.
![]() |
Báo cáo tại hội nghị Tin học Thống kê ngành Tài chính lần thứ V cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, ngành Tài chính đã tập trung vào việc hoàn thiện và triển khai rộng các hệ thống lớn, xử lý dữ liệu tập trung, sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, ứng dụng CNTT gắn liền với cải cách cơ chế tài chính, tái cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế. Công tác ứng dụng CNTT ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Cụ thể, ngành Tài chính đã đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp, gắn chặt ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, toàn ngành đã xây dựng được một hệ thống Cổng thông tin điện tử (TTĐT) gồm Cổng TTĐT Bộ Tài chính và 110 Cổng/Trang TTĐT của các đơn vị thuộc Bộ (tính đến cấp Cục). Toàn bộ các thủ tục hành chính công, các dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp tập trung, thống nhất trên chuyên trang “Bộ Thủ tục hành chính và Dịch vụ công trực tuyến” trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính. Đến hết năm 2016, tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 910 thủ tục, trong đó có 104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 239 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
" alt=""/>CNTT đã trở thành “mạch máu” không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ ngành Tài chính